Phòng Thí nghiệm Nhà máy số tại Đại học Công Nghiệp Hà Nội

06/09/2023

Trung tâm nghiên cứu nhà máy số có chức năng nghiên cứu, phát triển đề tài khoa học công nghệ và thực hiện các khoá đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu  của các doanh nghiệp, thị trường và xã hội.

Nhu cầu

Xây dựng trung tâm nghiên cứu theo mô hình nhà máy thông minh đáp ứng nhu cầu đào tạo sinh viên, công tác nghiên cứu của giảng viên và các khoa ngành có sử dụng công nghệ hiện đại tiên tiến phù hợp với xu thế số hoá trên thế giới.

Sản phẩm

NX CAD, NX CAM, NX Mold , Solid Edge, Simcenter, Amesim, HEEDT, Teamcenter, Oppcenter, Mendix

Điểm thành công

  • Là Trung tâm nghiên cứu nhà máy thông minh có quy mô lớn nhất trong trường đại học tại Việt Nam.
  • Sử dụng hầu hết các phần mềm công nghiệp và hệ thống các giải pháp tích hợp tiên tiến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các ngành công nghiệp hiện nay.
  • Đáp ứng được các yêu cầu về thực hành, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên trong nhà trường về nhiều ngành nghề môn học từ thiết kế đến gia công, mô phòng, quản lý điều hành sản xuất, tự động hoá, kiểm thử ….
  • Mô hình hóa được quy trình sản xuất thực tế trong các doanh nghiệp ngày nay.

Kết quả

Trung tâm Nghiên cứu nhà máy thông minh (SFRC) đã được nghiệm thu và vận hành sử dụng thực tế, sử dụng cho việc thực hành các môn học chính thức như thiết kế CAD, thiết kế khuôn mẫu, lập trình gia công CAM… Các đề tài nghiên cứu mô phỏng và phân tích sản phẩm (CAE), đặc biệt phần mềm mô phỏng nhà máy Tecnomatix đã được thầy và trò của trường ưu tiên áp dụng trong các đề tài nghiên cứu, tốt nghiệp. Bên cạnh đó các môn học thực hành liên quan đến tự động hóa và điều khiển quá trình  cũng đã được áp dụng vào giảng dạy. Sau 6 tháng áp dụng tổng số khoá đào tạo sử dụng SFRC bao gồm: 80 Khóa học thiết kế cho 1954 sinh viên, 36 khóa học gia công cho 878 sinh viên, 10 khóa học mô phỏng cho 292 sinh viên, 36 khóa về quy trình sản xuất cho 878 sinh viên, 18 khóa lý thuyết kết cấu cho 439 sinh viên.

Trung Tâm Nghiên Cứu Nhà Máy Số

Trung tâm được chia làm 5 phòng nghiên cứu chuyên môn tương ứng với các giai đoạn trong chuỗi sản xuất của nhà máy sản xuất thông minh. Bắt đầu từ thiết kế phát triển sản phẩm, mô phỏng, phân tích và tối ưu hóa sản phẩm, thiết kế và chế tạo khuôn mẫu, in 3D, số hóa nhà máy sản xuất, lập kế hoạch và điều hành sản xuất theo thời gian thực, kết nối tự động hóa và thu thập dữ liệu điện toán đám mây (IoT).

Phòng 1 – Phòng Thiết kế Phát triển sản phẩm

Bao gồm: hệ thống máy tính, hệ thống kết nối mạng nội bộ có cài đặt tích hợp các phần mềm công nghiệp có bản quyền về thiết kế sản phẩm, mô phỏng phân tích và tối ưu hóa thiết kế sản phẩm, sử dụng thiết bị đo thử nghiệm độ rung và tiếng ồn tích hợp phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM).

Phòng 2 – PhòngThiết kế chế tạo khuôn mẫu và In 3D

Bao gồm: hệ thống máy tính có kết nối mạng nội bộ có cài đặt tích hợp phần mềm về thiết kế các loại khuôn đúc, khuôn dập, khuôn dập liên hoàn, thiết kế điện cực, mô phỏng quá trình ép nhựa, mô phỏng dập đơn bước, lập trình gia công CAM cho các máy gia công phay CNC từ 2,5 đến 5 trục, lập trình gia công tiện CNC, lập trình gia công tiện phay kết hợp, lập trình gia công cắt dây, tích hợp phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) để quản lý dữ liệu, Quản lý BOM, quản lý quy trình và quản lý kế hoạch.

Phòng 3 – Phòng Số hóa Nhà máy sản xuất

Bao gồm: hệ thống máy tính có kết nối mạng nội bộ có cài đặt tích hợp phần mềm bản quyền có chức năng thực hiện số hòa nhà máy sản xuất: mô phỏng quá  trình hoạt động của nhà máy sản xuất, mô phỏng dây truyền sản xuất với các thành phần như robot, con người; đồng thời cung cấp các công cụ lập kế hoạch, quản lý kế hoạch và điều hành sản xuất, công cụ  quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và quản lý vòng đời phần mềm ứng dụng (ALM).

Phòng 4 – Phòng Tự động hóa và Truyền động cơ bản

Gồm bộ công cụ lập trình, thiết kế giao diện SCADA, kết nối và chuyển dữ liệu lên điện toán đám mây (Cloud), trang bị các phần cứng và phần mềm tự động hóa PLC cơ bản, hệ thống giám sát và quản lý sản xuất HMI/ SCADA.

Phòng 5 – Phòng Tự động hóa và Điều khiển quá trình

Gồm bộ công cụ lập trình hệ thống điều khiển quá trình phức tạp cần độ an toàn cao, có cấu trúc điều khiển phân tán (distributed control system), mô phỏng được toàn bộ quá trình điều khiển của hệ thống, dây chuyền sản xuất, lắp ráp.

Đào Tạo Chuyển Giao Công Nghệ

Vietbay vinh dự là đối tác đào tạo, chuyển giao công nghệ cho dự án. Với tổng thời gian khóa đào tạo và chuyển giao công nghệ cho dự án là 168 ngày làm việc/40 khóa học khác nhau cho các giảng viên trong trường. Vietbay tin tưởng răng với dịch vụ đào tạo bài bản và chuyên sâu như trên sẽ là nền tảng tốt để các giảng viên của Đại học Công nghiệp Hà Nội có thể tiếp nhận và truyền tải cho các thế hệ sinh viên.

Tổng Kết

Dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu nhà máy thông minh của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội được đánh giá là một dự án rất thành công và ý nghĩa. Đây cũng chính là một trong những bước tiến đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Dự án cũng là minh chứng khẳng định năng lực và kinh nghiệm của Vietbay trong việc tư vấn và triển khai các dự án công nghệ phức tạp, tích hợp nhiều hệ thống khác nhau trên cùng một nền tảng.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

 

Phần mềm công nghệ thông tin

Phần mềm thịnh hành