Đại học Công nghiệp Hà Nội – Cải thiện chương trình đào tạo kỹ thuật, tạo tiền đề để sinh viên bước vào thời kỳ Công nghiệp 4.0 và xây dựng các chủ đề luận án phức tạp

29/08/2024

Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng giải pháp của Siemens để cải thiện chất lượng đào tạo và tuyển sinh của sinh viên, đồng thời giảm chi phí

      Đảm bảo các tiêu chuẩn đào tạo kỹ thuật – Thành lập năm 1898, Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) là một trong những ngôi trường đào tạo kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam. Với trọng tâm là đem đến chương trình đào tạo toàn diện và đóng góp vào cuộc cách mạng công nghiệp quốc gia của Việt Nam, Đại Học Công nghiệp đặt ra tầm nhìn trở thành tổ chức nghiên cứu và đào tạo khoa học ứng dụng do nhiều sinh viên của trường đều định hướng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc sản xuất. Động lực này đã thúc đẩy nhà trường liên tục cải tiến và xây dựng các hoạt động đào tạo đáp ứng kịp thời các tiêu chuẩn của ngành.

      HaUI đã từng bước xây dựng hàng loạt phòng thí nghiệm hiện đại để đem đến cho sinh viên chương trình đào tạo toàn diện, thực tế. Để đạt được mục tiêu này, nhà trường đã nghiên cứu các giải pháp trong nền tảng kinh doanh Siemens Xcelerator.

Vượt qua các hạn chế về công nghệ lỗi thời

      Trong bối cảnh các ngành kỹ thuật và sản xuất đang dần chuyển sang các nhà máy thông minh và giải pháp phần mềm kỹ thuật số như sử dụng công nghệ digital twin để phát triển sản phẩm, Trường Đại Học Công nghiệp nhận thấy rằng các sinh viên sau khi tốt nghiệp cần được đào tạo chuyên sâu tại chỗ.

“Các giảng viên hiện đã được đào tạo để sử dụng nền tảng kinh doanh Xcelerator của Siemens. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các giảng viên có thể tiếp cận kho tàng công nghệ tiên tiến nhất hiện tại để ứng dụng vào công tác giảng dạy sinh viên.”
Ông Trịnh Văn Long
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhà máy Thông minh
Đại học Công nghiệp Hà Nội

      Để chuẩn bị cho sinh viên bước vào thời kỳ Công nghiệp 4.0, nhà trường cần đổi mới kỹ thuật số. Vì vậy, nhà trường đã xem xét một loạt các công cụ kỹ thuật số tiềm năng và chọn triển khai các giải pháp Phần mềm công nghiệp số của Siemens.

     Trường Đại Học Công nghiệp đã mời Vietbay – đối tác của Siemens để hợp tác cập nhật các phòng thí nghiệm đào tạo, tận dụng các dịch vụ tư vấn, lắp đặt, tích hợp và đào tạo của đối tác này.

Thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nhà máy Thông minh
      Thông qua hợp tác với Vietbay, Trường Đại Học Công nghiệp đã thành lập được Trung tâm Nghiên cứu Nhà máy Thông minh, bao gồm 5 phòng thí nghiệm nghiên cứu và thực hành – tất cả được kết nối bằng danh mục phần mềm Teamcenter®. Các phòng thí nghiệm này giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm trong tất cả các khía cạnh của hoạt động sản xuất trước khi tốt nghiệp, mỗi khía cạnh tương ứng với một giai đoạn phát triển sản phẩm cụ thể, bao gồm nghiên cứu và phát triển (R&D), khuôn mẫu, sản xuất số, tự động hóa cơ bản và tự động hóa nâng cao.

      Một trong những thách thức lớn nhất là tích hợp các yêu cầu của nhà trường, chẳng hạn như các máy gia công điều khiển số (CNC) qua máy tính 3 trục và 5 trục, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, thiết kế thân thiện với người dùng của Teamcenter và chuyên môn của Vietbay đã giúp nhà trường tích hợp toàn bộ máy móc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin trong tất cả các giai đoạn sản xuất.

Nền tảng kinh doanh của Siemens Xcelerator đã đưa Trung tâm Nghiên cứu Nhà máy Thông minh trở thành nền tảng then chốt, góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.”
Tiến sĩ Trần Đức Quý
Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội

      Vietbay cũng cung cấp chương trình đào tạo mở rộng trong gói hỗ trợ nhà trường. Chương trình đào tạo này bao gồm 40 khóa học được thực hiện trong 170 ngày làm việc và giới thiệu về quy trình thiết kế công cụ bằng phần mềm NX™, lập kế hoạch và lập kế hoạch nâng cao (APS) bằng phần mềm Opcenter™ APS, internet vạn vật (IoT) và lập trình mã nguồn ngắn trong nền tảng Mendix™, quản lý vòng đời ứng dụng (ALM) bằng danh mục Polarion™. Teamcenter, NX, Opcenter, Mendix và Polarion đều nằm trong nền tảng phần mềm kinh doanh kỹ thuật số, phần cứng và dịch vụ của Siemens Xcelerator.

       Các sinh viên và giảng viên đã tham gia khóa đào tạo này, tạo tiền đề những cải tiến khóa học trong tương lai.

      Tiến sĩ Trần Đức Quý, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ: “Nền tảng kinh doanh của Siemens Xcelerator đã đưa Trung tâm Nghiên cứu Nhà máy Thông minh trở thành nền tảng then chốt, góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo. Nhờ có Siemens và Vietbay, chúng tôi đã có thể mang đến cho hàng nghìn giảng viên và sinh viên cơ hội thực hành thông qua ứng dụng các công nghệ mới nhất đang thịnh hành trong thời kỳ Công nghiệp 4.0.”

      Ông Hoàng Tiến Dũng, Trưởng khoa Cơ khí nhận định: “Nền tảng kinh doanh Xcelerator của Siemens đã giúp Trung tâm Nghiên cứu Nhà máy Thông minh tạo ra bộ công cụ đem lại hiệu quả mạnh mẽ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo sinh viên kỹ thuật.”

“Nhờ có Siemens và các đối tác, chúng tôi đã có thể mang đến cho hàng nghìn giảng viên và sinh viên cơ hội thực hành thông qua ứng dụng các công nghệ mới nhất đang thịnh hành trong thời kỳ Công nghiệp 4.0.”
Tiến sĩ Trần Đức Quý
Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội

      Số hóa để cải thiện chất lượng đào tạo sinh viên Thông qua hợp tác, Đại Học Công nghiệp Hà Nội và Vietbay đã khôi phục được hoạt động đào tạo thực hành của trường, đồng thời loại bỏ nhu cầu đầu tư vào trang thiết bị mới. Ví dụ: bằng cách sử dụng các công cụ thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) 3D như NX, sinh viên có thể thực hành ứng dụng công nghệ digital twin mà không cần thực hiện thao tác máy móc trực tiếp. Sự chuyển đổi sang không gian trực tuyến này đã giúp nhà trường tiết kiệm ngân sách khoảng 15% nhờ giảm chi phí điện và các khoản bảo trì. Chương trình đào tạo của Vietbay cùng khả năng tiếp cận công nghệ ngày càng tăng đã góp phần giúp nhà trường mở rộng chương trình đào tạo lên hơn 200 khóa học thông qua ứng dụng Trung tâm Nghiên cứu Nhà máy Thông minh.

      Ông Trịnh Văn Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhà máy Thông minh trường Đại Học Công nghiệp cho biết: “Các giảng viên hiện đã được đào tạo cách sử dụng nền tảng kinh doanh Xcelerator của Siemens. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các giảng viên có thể tiếp cận kho tàng công nghệ tiên tiến nhất hiện tại để ứng dụng vào công tác giảng dạy sinh viên.”

      Nhờ cải thiện khả năng tiếp cận các môi trường và công cụ kiểm tra chất lượng cao, sinh viên có thể chọn các chủ đề ngày càng phức tạp cho luận án và bài luận tốt nghiệp của mình, giảm nhu cầu đào tạo sau tốt nghiệp. Những cải tiến này cũng đang thu hút thêm nhiều sinh viên mới, giúp nhà trường tăng 10% tỷ lệ tuyển sinh so với cùng kỳ năm trước kể từ khi hoàn thiện Trung tâm Nghiên cứu Nhà máy Thông minh.

Nguồn: Siemens

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

 

Phần mềm công nghệ thông tin

Phần mềm thịnh hành