Vietbay cùng Hãng Siemens gặp gỡ, trao đổi và thảo luận hợp tác với Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp

30/01/2023

Sáng 9/6/2022, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp tiếp đón, gặp gỡ, thảo luận, trao đổi hợp tác với Công ty Vietbay, Siemens tại cơ sở 218 Lĩnh Nam, Q.Hoàng Mai, Hà Nội.

Tham dự chương trình:

  • Về phía Công ty Vietbay có bà Đàm Thị Hồng Lan – Giám đốc; ông Cao Văn Lanh – Giám đốc kỹ thuật Vietbay.
  • Về phía Siemens có ông Lương Văn Minh – Phụ trách kỹ thuật Siemens.
  • Về phía trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp có TS. Phạm Thị Thu Hoài – Chủ tịch Hội đồng trường và các thầy cô lãnh đạo khoa Cơ khí, Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử và Trung tâm Hợp tác quốc tế
Toàn cảnh buổi thảo luận hợp tác

Bắt đầu buổi thảo luận hợp tác, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp đã giới thiệu chung về Nhà trường, và các hoạt động hợp tác quốc tế, tiếp đến là phần giới thiệu cụ thể chi tiết về các khoa Cơ khí, Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử, các phòng thực hành, thí nghiệm và các hoạt động nghiên cứu khoa học.

TS. Phạm Thị Thu Hoài – Chủ tịch Hội đồng trường

Sau phần giới thiệu của Nhà trường, bà Đàm Thị Hồng Lan – Giám đốc Vietbay giới thiệu xu thế công nghệ sản xuất thông minh và giải pháp số hóa của Siemens. Đó chính là mô hình Phòng thí nghiệm công nghiệp 4.0. Hệ thống phòng thí nghiệm công nghiệp 4.0 có chức năng nghiên cứu, phát triển đề tài khoa học công nghệ và thực hiện các khoá đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, thị trường và xã hội. Hệ thống phòng thí nghiệm này gồm có đầy đủ các giải pháp đáp ứng yêu cầu về thiết kế phát triển sản phẩm, gia công chế tạo khuôn mẫu, kết nối in 3D, số hóa nhà máy sản xuất, lập kế hoạch và điều hành sản xuất, kết nối tự động hóa và thu thập dữ liệu điện toán đám mây (IoT) phù hợp với xu thế công nghệ của CMCN 4.0. Phòng thí nghiệm công nghiệp số cũng là Trung tâm đào tạo thực hành hiện đang được nhiều trường đại học và nhiều tập đoàn lớn đầu tư xây dựng. Hệ thống Phòng thí nghiệm công nghiệp số có thể có một hoặc nhiều trung tâm liên kết với nhau. Ví dụ Phòng Thí nghiệm nhà máy số – Smart Factory Lab có thể gồm 5 Trung tâm: Trung tâm 1- Trung tâm thiết kế phát triển sản phẩm; Trung tâm 2 – Trung tâm khuôn mẫu và in 3D; Trung tâm 3 – Trung tâm số hóa nhà máy sản xuất; Trung tâm 4 – Trung tâm tự động hóa và truyền động cơ bản; Trung tâm 5 – Trung tâm tự động hóa và truyền động nâng cao.

Bà Đàm Thị Hồng Lan – Giám đốc Vietbay trình bày về mô hình phòng thí nghiệm công nghiệp 4.0

Đồng thời, bà Đàm Thị Hồng Lan đã giải thích vì sao lựa chọn công nghệ của Siemens. Phần này đã được ông Lương Văn Minh – phụ trách kỹ thuật của Siemens trình bày chi tiết. Siemens hiện là công ty duy nhất trên thế giới cung cấp đầy đủ các phần cứng, phần mềm đáp ứng toàn bộ chuỗi sản xuất công nghiệp từ giai đoạn phát triển ý tưởng sản phẩm đến sản xuất và sử dụng sản phẩm với có đầy đủ công nghệ hỗ trợ quản lý toàn bộ vòng đời sản phẩm. Siemens được đánh giá là số 1 thế giới về các giải pháp công nghệ thúc đẩy số hoá trong sản xuất, các giải pháp của Siemens cũng đang được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp vì vậy sau khi được đào tạo tại trường các sinh viên sẽ có thể đáp ứng ngay yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp mà không cân cần phải đào tạo thêm. Công nghệ của Siemens loại bỏ các rào cản, khoảng cách giữa các ngành kỹ thuật trong đào tạo, bao gồm kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử, mô phỏng tính toán, cộng tác, phát triển phần mềm, tự động hoá, quản lý hệ thống. Nền tảng ứng dụng của Siemens có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau phù hợp với việc đào tạo đa ngành tại các trường, từ những lĩnh vực công nghệ cao như hàng không vũ trụ, điện tử và bán dẫn, ô tô xe máy, hàng dân dụng … Hiện có rất nhiều các tập đoàn lớn trên thế giới đang áp dụng như Boeing Nasa, Suzuki, Nissan, Samsung, Canon, LG… trong đó có Nissan, Samsung, Canon, LG đang đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam và kéo theo đó là các nhà cung ứng của họ, mà phần lớn các tập đoàn trên cung như các nhà cung ứng của họ sử dụng công nghệ của Siemens, điều đó tạo thuật lợi cho các sinh viên khi tham gia lao động tại các doanh nghiệp nếu như được đào tạo trước ngay từ trong trường học. Mô hình này đã được xây dựng thành công tại một số trường Đại học tại Việt Nam như: Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Mở ….

Ông Lương Văn Minh – chuyên viên phụ trách kỹ thuật Siemens trình bày

Sau khi lắng nghe phần trình bày của Công ty Vietbay và Siemens, TS.Phạm Thị Thu Hoài – Chủ tịch Hội đồng trường đã đề xuất đại diện Công ty Vietbay và Siemens tham quan các phòng thực hành của khoa Cơ khí, Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử, khảo sát thực tế, lắng nghe mong muốn nguyện vọng của đại diện thầy cô lãnh đạo các khoa và xây dựng kế hoạch tư vấn phù hợp về việc áp dụng mô hình phòng thí nghiệm công nghiệp 4.0.

Đại diện công ty Vietbay và Siemens hoàn toàn nhất trí với đề xuất Nhà trường đưa ra.

Buổi thảo luận hợp tác và tham quan khảo sát kết thúc lúc 12h cùng ngày./.

Một số hình ảnh của buổi làm việc:

Nguồn: uneti.edu.vn

Phần mềm công nghệ thông tin

Phần mềm thịnh hành