Nhật Bản bắt đầu cấm xuất khẩu thiết bị sản xuất chip

28/07/2023

Từ ngày 23/7, Nhật Bản bổ sung thiết bị sản xuất chip tiên tiến vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, tương đồng với các biện pháp của Mỹ nhằm ngăn cản Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn.

Danh sách các mặt hàng bị cấm đã được mở rộng lên đến 23 mặt hàng, bao gồm các thiết bị cần thiết để tạo ra các mẫu mạch và kiểm tra chip. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc nhập khẩu thiết bị sản xuất chip công nghệ cao và có thể khiến Bắc Kinh đáp trả.

Theo Yoshiaki Takayama, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế Nhật Bản, “Việc sản xuất thiết bị bán dẫn tiên tiến ở Trung Quốc gần như là không thể, ít nhất là trong ngắn và trung hạn”.

Trong số các mặt hàng mới bị cấm, có cả các thiết bị liên quan đến in thạch bản cực tím (EUV).

chip-nhat-ban-1446 (1)
Nhật Bản yêu cầu xin phép trước khi xuất khẩu thiết bi sản xuất bán dẫn

Sau khi Mỹ siết chặt kiểm soát xuất khẩu sang Trung Quốc vào tháng 10/2022, Nhật Bản đã đưa ra động thái nhằm vào chip dùng trong siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo. Mỹ đã kêu gọi Nhật Bản và Hà Lan – quê hương của các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới – thực hiện các biện pháp tương tự. Quy định hạn chế mới của Hà Lan dự kiến có hiệu lực từ tháng 9.

ASML – nhà sản xuất máy in EUV – đang kiểm soát thị trường này tại châu Âu, trong khi Nhật Bản có các nhà cung ứng thiết bị chip hàng đầu như Tokyo Electron và Screen Holdings. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, Trung Quốc nhập khẩu thiết bị sản xuất bán dẫn nhiều nhất từ Nhật Bản, chiếm khoảng 1/3 kim ngạch của lĩnh vực này trong năm 2022.

Theo quy định mới, các nhà cung ứng sẽ phải đáp ứng nhiều yêu cầu hơn khi báo cáo lên Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Quy trình cấp phép đơn giản hơn áp dụng cho 42 nước và vùng lãnh thổ.chip

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn có cơ hội tăng trưởng tại Trung Quốc trong các lĩnh vực khác. Xuất khẩu thiết bị sản xuất chip đời cũ tiếp tục ổn định. Bắc Kinh cũng đã tăng cường sản xuất các con chip này nhằm đối phó với các biện pháp cấm vận của Mỹ.

Tuy nhiên, lo ngại lớn hơn của Nhật Bản là phản ứng của Trung Quốc đối với quy định kiểm soát xuất khẩu. Vào tháng 5/2023, Bắc Kinh tuyên bố cấm sử dụng chip của Micron Technology (Mỹ) trong hạ tầng quan trọng, động thái được xem là trả đũa Mỹ. Từ tháng 8/2023, Trung Quốc cũng sẽ yêu cầu giấy phép xuất khẩu đối với hai kim loại gallium và germanium, được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn.

(Nguồn: vietnamnet.vn)

Phần mềm công nghệ thông tin

Phần mềm thịnh hành