Giải pháp xây dựng bản sao số cho máy công nghiệp, máy tự động hóa
Xu thế số hóa đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp số hóa cho nhiều công đoạn của quá trình thiết kế sản xuất với mong muốn cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thời gian, tối ưu giá thành và tăng năng suất lao động. Đối với lĩnh vực thiết kế và chế tạo máy công nghiệp, máy tự động hóa, các thách thức đến từ yêu cầu của thị trường về việc cung cấp nhiều sản phẩm tốt hơn trong thời gian nhanh hơn với sản phẩm có độ linh hoạt cao hơn và tính cá nhân hoá dễ dàng hơn và nhu cầu kết nối IIoT, khả năng giám sát từ xa hay thậm chí là bảo trì từ xa… đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất.
Để giải quyết được các thách thức trên, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến quá trình sản xuất và tìm kiếm ứng dụng công nghệ mới. Một trong những giải pháp hữu hiệu hiện nay mà các doanh nghiệp chế tạo máy công nghiệp và máy tự động hóa đang hướng tới là xây dựng bản sao số hoạt động trước và song song với sản phẩm vật lý kết hợp với công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR), công nghệ in 3D. Giải pháp tích hợp nhiều công nghệ này cho phép thiết kế, mô hình hóa, số hóa toàn bộ các thành phần liên quan của máy công nghiệp, máy tự động hóa bao gồm phần cơ khí, điện tử, điện, tự động hóa và truyền động, các cảm biến, các tín hiệu điều khiển. Ngoài ra, giải pháp cũng cho phép kết nối với bộ điều khiển PLC ảo hoặc PLC thực để điều hành quá trình hoạt động trên môi trường ảo của máy. Người dùng cũng có thể giả lập các màn hình điều khiển hoặc công tắc điều khiển của máy, sau đó thực hiện điều khiển thông qua các chương trình PLC như điều khiển đối với máy vật lý.

Hình 1: Giải pháp xây dựng bản sao số của máy công nghiệp
Với khả năng tích hợp đồng bộ trên cùng một nền tảng phần mềm, giải pháp đồng thời hỗ trợ các nhóm thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, nhóm điện tự động hóa…có thể tham gia đồng thời tại cùng một thời điểm và tương tác qua lại, phối hợp để đưa ra sản phẩm tối ưu nhất đồng thời rút ngắn thời gian thiết kế và phát triển sản phẩm.
Giải pháp có khả năng tích hợp các phần mềm quản lý dữ liệu, tài liệu, quy trình, BOM danh mục vật tư, quản lý quá trình thay đổi, quản lý yêu cầu, quản lý chuỗi cung ứng … hỗ trợ tối qua quá trình hợp tác làm việc nhóm, quản lý đồng bộ từ đó giúp hạn chế các sai sót, tăng cường tái sử dụng, tăng cường tương tác làm việc trên nền tảng số.
Hình 2: Các quy trình, tài liệu điều được tiêu chuẩn hóa và số hóa.
Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất chế tạo máy công nghiệp, máy tự động hóa cũng có thể mở rộng sử dụng các công cụ tối ưu hóa thiết kế thông minh (generative design), mô phỏng động lực học kết cấu, thiết kế hỗ trợ in 3D (các thành phần kết cấu phức tạp, giảm thiểu khối lượng), kết hợp mô phỏng và thực tế ảo để xem xét đánh giá hoạt động của máy móc với sự cảm nhận trực quan hơn.
Điểm đặc biệt và tối ưu của giải pháp là sự tích hợp đồng bộ trên một nền tảng duy nhất cho phép rút ngắn thời gian chuyển đổi dữ liệu, các sai sót phiên bản dữ liệu, tăng cường tái sử dụng, tương tác làm việc nhóm, dễ dàng quản lý dữ liệu, quản lý thay đổi, quản lý yêu cầu.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Vietbay CAD/CAM/CAE/PLM Team
Phone/Viber/Zalo/Whatsapp: 091 929 5525 (Sales) /091 929 5527 (Tech)
Email: [email protected]
Website: www.vietbay.com.vn * www.cadcamcae.vn * www.vietbay.edu.vn
- Giải pháp quản lý quy trình sản xuất với Teamcenter Manufacturing(1505 lượt xem)
- Tính năng mới trên NX CAM 1980: Nâng cao mức độ tự động hóa trong lập trình gia công(2514 lượt xem)
- Synchronous Modeling – Trợ thủ đắc lực cho thiết kế Solid Body trong NX(2337 lượt xem)
- Trọn bộ gói giải pháp nâng cao hiệu suất thiết kế Siemens NX Mach(3584 lượt xem)
- Thiết kế khuôn với giải pháp phần mềm Siemens NX(2271 lượt xem)
- Mô phỏng gia công với giải pháp phần mềm NX CAM NC(2611 lượt xem)
- Ứng dụng giải pháp gia công đa trục NX CAM trong sản xuất(2477 lượt xem)
- Tính năng mới cho gia công trên phần mềm Siemens NX 1953(2577 lượt xem)
- Công nghệ Siemens số hóa toàn bộ chuỗi quy trình sản xuất(3949 lượt xem)