Các doanh nghiêp chế tạo máy ngày các đứng trước những khó khăn thách thức từ phía thị trường như yêu cầu về độ phức tạp, tính linh động, tuổi thọ, chi phí… Trước những khó khăn thách thức đó các doanh nghiệp cần trang bị giải pháp công nghệ hiện đang phục vụ cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Dưới đây là giải pháp công nghệ điển hình cho quá trình phát triển sản phẩm trong lĩnh vực chế tạo máy và JIG. Siemens PLM cung cấp giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực này cho phép công cụ tích hợp đồng bộ ngay từ giai đoạn thiết kế ý tưởng ban đầu cho đến sản xuất hoàn thiện sản phẩm.
Hình 1: Giải pháp tích hợp CAD/CAM/CAE/PLM
Thiết kế nhanh: NX cung cấp các công cụ thiết kế kiểu dáng bề mặt nhanh và mạnh mẽ với các công cụ thiết kế bề mặt tự do nâng cao, sự kết hợp X-form với Syncnous modeling cho phép các nhà thiết kế dễ dàng nắm bắt và phát triển ý tưởng thiết kế của mình một cách nhanh nhất và trực quan nhất bằng cách thao tác tạo hình và hiệu chỉnh sản phẩm trực tiếp trên giao diện 3D. Ngoài ra các công cụ thiết kế bề mặt của NX rất đa dạng có thể tạo bề mặt từ dữ liệu điểm hoặc phát triển từ các đường mặt cắt và đường dẫn, các công cụ tự động hiệu chỉnh lỗi bề mặt,….
Hình 2: Khả năng thiết kế các bề mặt kiểu dáng phức tạp |
Hình 3: thiết kế hệ thống kết cấu máy gồm nhiều thành phần chi tiết |
Hiệu chỉnh linh hoạt: Ngoài khả năng thiết kế nhanh, NX cũng cho phép các công cụ hiệu chỉnh thiết kế một linh hoạt không những với những dữ liệu thiết kế 3D còn lịch sử thiết kế mà ngay cả với các dữ liệu không còn lịch sử thiết kế hoặc dữ liệu được import và từ các định dạng 3D thông dụng như IGS, STEP, Parasolid… người dùng cũng dể dàng hiệu chỉnh với công cụ rất mạnh mẽ chỉ có trên NX đó là Synchronous modeling. Chức năng Sysnchronous modeling cho phép kéo di chuyển bề mặt, thay đổi kích thước lỗ, xóa bề mặt hoặc một thành phần chi tiết , copy các thành phần bề mặt, …v.v.
Hình 4: Tái sử dụng các chi tiết tiêu chuẩn |
Hình 5: Giao diện cảm ứng |
Tái sử dụng hiệu quả: Tích hợp sẵn thư viện các chi tiết tiêu chuẩn bao như các chi tiết Bulong, đai ốc, vít, bánh răng, vòng bi, vòng đệm, trục, …… cho phép người dùng chỉ việc lấy ra từ thư viện và sử dụng mà không phải thiết kế. Ngoài ra với các chi tiết tiêu chuẩn đặc thù theo từng lĩnh vực sử dụng của người dùng mà NX cung cấp các công cụ định nghĩa tạo thư viện chi tiết tiêu chuẩn riêng hoặc có thể dễ dàng tạo mẫu các chi tiết tiêng tự với family part, hoặc tự định nghĩa các tính năng công cụ thường xuyên sử dụng với User define feature (UDF). Ngoài ra trên NX cũng cho phép tích hợp với teamcenter để quản lý dữ liệu, hợp tác làm việc theo nhóm thuận lợi cho việc chia sẻ và tái sử dụng dữ liệu giúp rút ngắn thời gian thiết kế, tận dụng tối đã những thiết kế có sẵn, giảm thiểu chi phí thiết kế.
Liên kết dữ liệu đa dạng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các phần mềm CAD/CAM/CAE khác nhau, tuy thiêu đặc thù riêng mà mỗi doanh nghiệm sử dụng một phần mềm khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra làm thể nào để có thể sử dụng được các định dạng dữ liệu thiết kế khác nhau khi nhận được dữ liệu từ đối tác, khách hàng. NX cho phép đọc trực tiếp dữ liệu 3D từ hầu hết các phần mềm CAD/CAM thông dụng như Catia, Pro-E, Solidworks, Solid-egde, Autocad hoặc các định dạng 3D tiêu chuẩn như IGS, STEP, Parasolid…
Mô phỏng và tối ưu hóa kết cấu
Công nghệ mô phỏng là không thể thiếu trong thời kỳ hiện nay, nó giúp các nhà thiết kế sản xuất đánh giá trước được chất lượng sản phẩm ngay trong giai đoạn phát triển từ đó có thể đưa ra các quyết định thay đổi, tối ưu hóa ngay từ giai đoạn này, các công cụ mô phỏng mô phỏng trong quá trình thiết kế chế tạo máy bao gồm: tính toán phân tính độ bền sản phẩm tuyến tính, phi tuyến tính, tính toán độ bền mỏi và tuổi thọ, mô phỏng động lực học kết cấu máy, tối ưu hóa kết cấu (tối ưu hóa khối lượng, kích thước, hình dáng kết cấu).
Hình 6: Phân tích độ bền |
Hình 7: Tối ưu hóa kết cấu |
Hình 8: Động lực học kết cấu |
Tích hợp quản lý vòng đời sản phẩm
Việc phát triển và đa dạng hóa sản phầm là một trong những mục tiêu sống còn của doanh nghiệp trong thời đại canh tranh hiện nay. Đi kèm với đó là sự gia tăng về nghiên cứu phát triển sản phẩm, điều này dẫn đến việc khối lượng dữ liệu cần được quản lý tăng theo cấp số nhân. Và đặc biệt đối với những trung tâm nghiên cứu phát triển (R
Lượt xem: 472