25 dự án công nghệ thú vị của Microsoft mà bạn có thể chưa biết

30/01/2023
“Ngành công nghiệp công nghệ không tập trung vào nét truyền thống chỉ chú trọng sự đổi mới và tôn vinh những giá trị sáng tạo”: Đó là điều mà CEO Microsoft, ông Satya Nadella tổng kết  trong thư gửi nhân viên trong ngày đầu nắm giữ cương vị Tổng giám đốc Microsoft hồi tháng 2-2014.
Microsoft cho biết: Mỗi năm, Tập đoàn Microsoft đầu tư khoảng 13 – 14% doanh thu vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D). Con số này tương đương khoảng 12 tỉ USD trong năm tài chính vừa rồi và giúp cho quá trình sáng tạo phần mềm, thiết bị và các dịch vụ mới phục vụ đối tác và khách hàng khắp toàn cầu. Ngân sách này cũng được sử dụng để kiến tạo những phát minh xuất sắc tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương từ Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của Microsoft (MSRA), cơ sở phục vụ các công tác sáng tạo tại khu vực quan trọng này.Không chỉ tạo ra sự hào hứng cho người dùng, thông qua các sản phẩm và dịch vụ, Microsoft còn mong muốn sẽ trao quyền cho mỗi cá nhân và các doanh nghiệp thành công và sáng tạo hơn. Đây chính là chất xúc tác cho những bước đột phá giúp nâng tầm ngành công nghiệp và xã hội của chúng ta theo dòng chảy thời đại, thậm chí tốt hơn, tạo ra bước đột phá ở tầm tác động toàn cầu.
đây là danh sách 25 dự án công nghệ thú vị của Microsoft được phát triển trên thế giới mà Microsoft chọn giới thiệu nhân dịp sinh nhật thứ 25 của Trung tâm Microsoft Research.♦ Holoportation: Công nghệ chụp ảnh 3D mới giúp các mô hình 3D chất lượng cao có thể được tái tạo, nén và gửi đi khắp nơi trong thời gian thực

♦ Microsoft Pix: Một app chụp ảnh thông minh giúp tự động điều chỉnh các thiết lập và nâng cao chất lượng hình sau chụp. Ứng dụng này cũng giúp người dùng so sánh các tấm ảnh trước và sau đó, để chắc chắn rằng sẽ có tấm ảnh tốt nhất.
♦ Skype Translator: Một ứng dụng dịch thuật trực tuyến giúp phá vỡ rào cản ngôn ngữ bằng cách hỗ trợ người dùng kết nối trực tuyến với 8 ngôn ngữ đàm thoại và hơn 50 ngôn ngữ khi sử dụng tin nhắn text.
♦ Project Premonition: Thu hút muỗi vào các thiết bị lấy mầm mẫu bệnh trong môi trường. Thu thập và tính toán phân tích những con muỗi này để giúp ngăn chặn sự bùng phát của cách dịch bệnh như Zika, Ebola, Chikungunya và MERS.
♦ HIV Vaccine Design: Nghiên cứu tạo ra các vắc xin AIDS thông qua các máy học đằng sau các bộ sàng lọc di căn. Rất nhiều biến thể của virus HIV sẽ được phân tích để tìm ra thành tố tiêu diệt được nó.
♦ DNA Storage: Tổng hợp, tính toán và bố trí DNA để có thể lưu trữ dữ liệu ở mức phân tử. Là một phương tiện lưu trữ tầm trung, DNA có mật độ tới 1 exabyte trên một milimet khối, bền bỉ và dễ dàng để thao tác.
♦ Touchless Interaction in Medical Imaging: Sử dụng công nghệ nhận dạng cử chỉ dựa trên máy ảnh giúp xem xét, kiểm soát và thao tác trên các hình ảnh y tế mà không cần chạm vào các bề mặt không tiệt trùng. Điều này giúp ngăn chặn ô nhiễm và tác động có thể gây ra biến chứng y tế không mong muốn khác.
♦ Bàn phím Hands-Free Keyboard: Giúp người dùng không thể nói hoặc sử dụng bàn phím vật lý kết nối được nhờ sử dụng cử chỉ mắt.
♦ Lightwear: Các trang phục như kính và khăn quàng được tạo bằng các vật liệu phát sáng hoặc phần cứng cấu hình thấp nhằm giúp người sử dụng chống lại các hiệu ứng trầm cảm thường diễn ra vào cuối mùa thu và mùa đông.
♦ Circuit Stickers And Conductive Printing: Đây là ứng dụng giúp nhanh chóng tạo mẫu thử nghiệm các mạch điện tử bằng cách tạo ra các mạch điện trên giấy ảnh thông thường nhờ máy in phun. Sau đó một loại băng hai mặt đặc biệt được dùng để gắn kết các thành phần khác lên mạch điện tử
♦ Hệ thống TrueSkill Ranking System: Một hệ thống xếp hạng kỹ năng xây dựng cho Xbox Live sẽ xác định và theo dõi các kỹ năng của các game thủ để tìm điều phù hợp với họ, giúp tối ưu hóa và giảm thiểu số lượng các trò chơi cần phải tìm hiểu để đánh giá kỹ năng của người chơi.
♦ Mật mã Lattice-based Cryptography: Tăng sức đề kháng của mật mã trước các tấn công mạng nhờ triển khai hệ lưới mật mã.
♦ FarmBeats – IoT for Agriculture cho Nông nghiệp: Cho phép canh tác dựa trên dữ liệu nhằm khai thác công nghệ cảm biến và điện toán đám mây. Cùng với kiến thức và trực giác của người nông dân, cách tiếp cận đầu cuối này có thể tăng năng suất nông nghiệp và lợi nhuận đầu tư.
♦ 99DOTS: Bệnh nhân lao ở Ấn Độ và Myanmar nhận thuốc với số điện thoại ẩn đằng sau chúng. Họ chỉ có thể nhìn thấy số sau khi pha chế các loại thuốc, và sau đó thực hiện cuộc gọi miễn phí để xác nhận rằng họ đã uống thuốc. Từ các cuộc gọi này, bác sĩ có thể theo sát tiến trình điều trị.
♦ Giao diện cho người mù chữ UIs for Low-Literate Users: Thiết kế kết hợp giọng nói, video và đồ họa được sử dụng để phát triển các ứng dụng điện thoại thông minh cho người không biết chữ. Các ứng dụng giúp tìm kiếm việc làm trong thị trường lao động không chính thức, phổ biến về sức khỏe, hỗ trợ ngân hàng điện tử và thanh toán.
♦ Microsoft Cognitive Services: Các lập trình viên có thể thêm các trình API của máy học để xây dựng những tính năng trí tuệ cho ứng dụng của họ. Những ứng dụng này bao gồm hình ảnh, giọng nói và các nhận diện gương mặt cũng như hiểu biết về ngôn ngữ.
♦ Urban Air: Sử dụng dữ liệu lớn để đo kiểm chất lượng không khí trong nội đô thời gian thực cũng như dự đoán được chất lượng không khí trong tương lai. Ứng dụng này giúp xác định nguyên nhân của ô nhiễm không khí như khói xe và đưa ra hiểu biết sâu để có thể xử lý.
♦ CityNoise: Sử dụng bộ cảm biến đám đông và dữ liệu phổ biến để nắm tình hình nhiễu trên toàn thành phố. Ô nhiễm tiếng ồn có thể được chẩn đoán bằng cách phân tích tiếng ồn từ dữ liệu khiếu nại, dữ liệu mạng lưới đường bộ, điểm tham quan và phương tiện truyền thông xã hội
♦ DiPsy: Một chatbot cá nhân sẽ trở thành nhà tâm lý kỹ thuật số và đánh giá, chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu phác đồ tâm lý của người sử dụng thông qua các cuộc hội thoại tự nhiên.
♦ Công nghệ nhận dạng món ăn Food Recognition: Sử dụng kỹ thuật học sâu để giúp các công cụ tìm kiếm Bing và chatbot tên Xiaoice nhận dạng hàng ngàn món ăn châu Á và phương Tây. Một nguyên mẫu cũng đang được phát triển để tính toán lượng calo và tiến hành phân tích chất dinh dưỡng cho món ăn.
♦ Microsoft Flower Recognition: Chụp ảnh hoa trên thiết bị di động và ứng dụng có thể nhận dạng chúng nhanh chóng và chính xác. Công nghệ này cũng cung cấp thêm thông tin về hoa để người dùng hiểu thêm về loài hoa đó.
♦ Chinese Culture Series: Học ngôn ngữ Mandarin (tiếng Hoa phổ thông) hoặc hiểu thêm văn hóa Trung Hoa thông qua các ứng dụng dựa trên máy học và các công nghệ trí tuệ nhân tạo.  Hệ thống bao gồm câu đối, danh nhân và các hệ thơ, các ứng dụng này có thể giúp thế hệ trẻ hiểu hơn di sản văn hóa của họ
♦ Microsoft Concept Graph: Giúp máy móc có thể hiểu biết hơn về thông tin nhân loại thông qua hệ đồ thị lớn nhất thế giới, được khai thác từ hàng tỷ trang web.
♦ Sketch2Tag: Một hệ thống nhận dạng phác thảo giúp hình ảnh được vẽ trở nên dễ nhận biết hơn, dù đó là đứa trẻ. Người dùng có thể vẽ phác họa trên bảng truy vấn, sau đó sẽ được hệ thống cung cấp kết quả công nhận theo thời gian thực.
♦ Công nghệ chuyển video thành ngôn ngữ (Video and Language): Giải quyết các thách thức cơ bản về tầm nhìn máy tính, bằng cách sử dụng công nghệ Recurrent Neural Networks (RNNs) để có thể mô tả nội dung video thành những câu nói hoàn chỉnh và tự nhiên.
(By Microsoft Asia News Center)

Phần mềm công nghệ thông tin

Phần mềm thịnh hành